Phở là món ăn quen thuộc từ lâu của người Việt Nam. Khởi nguồn từ món phở nước gia truyền của người Bắc, đến nay đã có hàng chục món phở với nhiều hương vị đặc biệt được “người sành ăn” sưu tầm từ các vùng miền trên cả nước.
Dù là người nông dân ở thôn quê quanh năm cày cấy ruộng đồng hay người công chức bận bịu ở nơi đô thị nhộn nhịp cũng như những Việt Kiều sinh sống tại những thành phố lớn trên thế giới – nơi không thiếu cao lương mỹ vị – đều mong được thưởng thức tô phở nóng hổi, thơm phưng phức và đậm đà hương vị quê nhà.
Muốn có nước dùng ngọt phải nấu nhiều xương. Chính ngọt từ xương nên phải biết chọn xương. Trong đó, xương ống ngọt nhất, rồi đến xương cột sống rồi xương sườn. Xương phải nấu trong nồi nấu phở 10 -12 giờ mới ngọt.
2 củ hành tây lột vỏ và miếng gừng cũng xắt bỏ vỏ, 2 tép tỏi cho vào lò nướng cho thơm sau đó bỏ vào nồi nước lèo. Hoặc có thể bỏ vào chảo nướng cũng được.
Vớt bọt đều đều cho nước trong và sạch. – Sá sùng nướng sơ, đập dập dập và bỏ vào một nồi nhỏ nấu chung với nước để ra nước ngọt, sau đó đổ nồi nước sá sùng qua nồi nước lèo (nếu không có sá sùng thì bỏ qua bước này), còn xác sá sùng bỏ vào túi cột miệng cho vào nồi nước lèo luôn. – Cục thịt bò cột chặt lại và cho vào nồi nước lèo (hoặc luộc bằng nồi áp suất cho nhanh) khi nào chín vớt ra cho vào thau nước lạnh, sau đó xắt miếng vừa ăn. – Quế, thảo quả, đinh hương, hạt tiêu, hạt ngò, tai vị, tiểu hồi rang cho chín vàng thơm và cho vào bịch thả vào nồi nước lèo luôn. Nếu ai thích cho thể nghiền tụi nó thành bột rồi cho vào bịch nhỏ cột lại bỏ vào nồi nước lèo, hầm thêm khoảng 1- 2 tiếng nữa cho nó ra mùi thơm ngon tùy vào “công lực” của người nấu vì nghe nấu nồi phở 4 tiếng có người sợ rồi.
Theo công thức phở hàng Đồng Nam Định, cho ít tỏi tươi nguyên tép đã bóc vỏ vào túi treo trong nồi nước phở như thuốc phở vừa có tác dụng trừ khuẩn và ngừa ung thư vừa làm cho nước phở hương vị đặc trưng. Tuyệt đối không dùng những nguyên vật liệu lạ làm mất mùi vị phở.
Bí quyết chọn bánh phở
Bánh làm bằng gạo thơm ngon, bánh mới ngon. Bánh phở mềm, dẹp nhưng không dễ bở mới đạt vì như thế nước phở mới nhanh ngấm vào. Ăn bánh phở thường có vị bùi, ngọt như cơm nên ăn phở có thể thay cơm và ăn bất cứ giờ nào trong ngày; tuy nhiên bánh phở khi chưa nhúng qua nước sôi có mùi hơi hôi. Do vậy, khi chuẩn bị tô phở, người ta thường trụng bánh phở vào nước thật sôi và lắc xốc cho ráo nước, rồi cho nước dùng vào ngay, không nên để lâu quá vì sẽ nguội bánh làm giảm độ nóng của bát phở.