Những năm gần đây, cứ đến tết dù ở thành phố hay quê, các gia đình nhỏ lại hối hả mua lá dong, gạo nếp… về gói bánh chưng. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông. Sắp đến tết rồi, nhà bạn đã chuẩn bị gói bánh chưng chưa? Những người kinh doanh và hằng ngày đều luộc bánh chưng để phục vụ quý khách thì cũng nên xem nhé.
Cách luộc bánh chưng ngày nay
Luộc bánh chưng là khâu quan trọng nhất vì luộc bánh chưng mất nhiều thời gian và công sức. Chú ý khi luộc nhớ chèn chặt bánh để khỏi bị vỡ vì khi đun bánh nở ra. Các lá bánh còn thừa cho cả vào nồi cho thêm hương và giữ nhiệt khi đun. Thường luộc bánh bằng củi sẽ thơm ngon và nhừ hơn bằng các loại khác. Trước khi xếp bánh vào luộc, bạn nhớ xếp dưới đáy nồi lạt hoặc các sống lá dong để chèn ở dưới. Hành động này giúp cho bánh chưng không bị cháy ở đáy nồi, làm nước luộc còn xanh hơn nữa. Nồi bánh phải đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ được thiếu nước nên có thùng tiếp nước bên cạnh. Bạn không được đổ nước lạnh vào khi tiếp nước cho nồi bánh chưng, nước lạnh sẽ làm bánh nửa chín nửa sống, bị lại gạo sau này. Luộc bánh chưng nhanh chóng không mất nhiều thời gian cho việc canh chừng nồi bánh của bạn thì cách sử dụng nồi luộc bánh chưng công nghiệp như nồi nấu phở, nồi nấu cháo cũng là cách rất hay mà nhiều người đã áp dụng. Thay vì sử dụng than, mất time để trong coi nồi bánh thì sử dụng loại nồi luộc bánh chúng thay thế như nồi nấu phở
Luộc bánh chưng bằng nồi nấu phở điện
Luộc bánh chưng bằng cách sử dụng nồi nấu phở đang ngày càng được sử dụng nhiều do tính chất quan trọng mà nó mang lại là vô cùng tiện lợi. Sau đây là nhưng lý do mà bạn nên sử dụng nồi nấu phở để luộc bánh chưng.
1. Ngâm nếp qua nước tro. Nước tro cũng là môi trường kiềm nên sau khi nấu, nếp trong bánh mau chín và rất trong. Cách này cũng có thể áp dụng hiệu quả với bánh chưng.
2. Dùng lá giềng (riềng) giã nhỏ lấy nước trộn với nếp ngay trước khi gói bánh, như vậy bánh sẽ có một màu xanh suốt từ vỏ đến nhân và lại có một mùi thơm rất đặc biệt nữa.
3. Ngâm nếp trong nước dứa từ 1 đến 3 giờ hoặc vắt chanh vào nếp trước khi gói, như vậy bánh sẽ mau chín hơn. Nhưng không nên ngâm lâu vì nếp có thể bị rã thành bột.
4. Khi nấu cho vào một ít thuốc tiêu NaHCO3, cũng như khi luộc rau cho một ít thuốc tiêu vào để giữ màu xanh.
5. Lá dong mua về phải được rửa sạch từng lá một qua nhiều nước, xong dùng khăn sạch lau từng chiếc lá. Trước khi gói bánh còn phải chần lá qua nước sôi để diệt hết mầm nấm mốc. Số lượng lá gói mỗi chiếc bánh cũng phải xem thời tiết, trời mát thì gồm 6 lá, còn trời nóng phải dùng 10 lá để bảo quản tốt hơn.
6. Nếp phải được đãi thật sạch qua hàng chục nước đến khi nào nước trong mới thôi. Làm như vậy để rửa trôi hết bụi cám bám quanh hạt nếp đi, bánh sẽ trong và lâu bị chua.
7. Khi nấu bánh, dùng lá dư chèn dưới đáy nồi và xung quanh mặt trong của nồi để bánh không bị cháy, ngoài ra số lá này cũng làm nước nấu bánh xanh hơn.
8. Khi nấu được phân nửa thời gian thì phải vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi nấu tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.
9. Đối với bánh chưng, khi nấu xong phải có công đoạn ép nước, còn bánh tét thì khi vớt ra, cũng rửa qua nước lạnh rồi dùng tay lăn tròn cho đều bánh.
10. Dùng nồi nấu phở điện để nấu bánh. Nồi tole cũng tạo môi trường kiềm bên trong để giữ được màu xanh cho bánh. Dùng loại nồi nấu phở có dung tích vừa đủ để luộc bánh chưng.
Việc sử dụng nồi nấu phở để luộc bánh chưng hiện nay không còn xa lạ mà ngày càng được sử dụng nhiều, ngày càng nhiều vì tính tiện lợi của nồi nấu phở mà cách luộc bánh chưng truyền thống không đáp ứng được với nguwoif sinh sống ở thành phố vì điều kiện không thể dùng than củi, than đá sử dụng để nấu bánh chưng cho ngày tết. Lựa chọn nồi nấu bánh chưng bằng nồi nấu phở thay thế tiện lợi là những ưu điểm mà nồi nấu phở mang lại cho hộ gia đình những dịp tết đến xuân về.